{SLIDE}

Suy giãn tĩnh mạch chân là gì? Cách chữa giãn tĩnh mạch chân bằng đông y

Thứ năm, 27/09/2018 - 11:02 AM
Mục lục
Ẩn/Hiện

    1. Suy giãn tĩnh mạch chân là gì?

    2. Bị giãn tĩnh mạch chân phải làm sao?

    3. Giãn tĩnh mạch chân có nên đi bộ không?

    4. Cách chữa giãn tĩnh mạch chân bằng đông y

    Dấm táo chữa giãn tĩnh mạch chân

    Điều trị giãn tĩnh mạch bằng ớt sừng

    Sử dụng dầu oliu chữa giãn tĩnh mạch chân

    Điều trị giãn tĩnh mạch chân bằng tỏi 

    Cúc vạn thọ giúp cải thiện bệnh giãn tĩnh mạch

Ngày nay, căn bệnh giãn tĩnh mạch chân trở nên phổ biến và có dấu hiệu trẻ hóa. Bệnh lý này có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, nhưng thường gặp ở phụ nữ và người cao tuổi. Triệu chứng của giãn tĩnh mạch chân thường diễn ra “thầm lặng”, nhiều người mắc phải nhưng không biết. Nếu tình trạng bệnh kéo dài, không được chữa trị kịp thời sẽ để lại những biến chứng vô cùng nguy hiểm.

1. Suy giãn tĩnh mạch chân là gì?

Bệnh suy giãn tĩnh mạch chân khá phổ biến. Tuy nhiên, nhiều người vẫn đặt ra câu hỏi “suy giãn tĩnh mạch chân là gì?” Suy giãn tĩnh mạch chân hay còn gọi là suy giãn tĩnh mạch chi dưới hay suy van tĩnh mạch chi dưới. Đây là hiện tượng các tĩnh mạch phình ra nổi lên trên bề mặt da, đồng thời chức năng đưa máu về tim của hệ thống các tĩnh mạch bị suy yếu. Từ đó, gây nên biến dạng về tổ chức mô xung quanh, gây nên các hiện tượng như: nhức mỏi, nặng chân, phù chân, kiến bò, chuột rút,… Nặng hơn có thể dẫn đến các triệu chứng như chàm da, loét chân, giãn lớn các tĩnh mạch nông,…

Giãn tĩnh mạch chân là căn bệnh phổ biến thường gặp ở phụ nữ và người cao tuổi

Giãn tĩnh mạch chân là căn bệnh phổ biến thường gặp ở phụ nữ và người cao tuổi 

Bệnh suy giãn tĩnh mạch chân có thể gặp ở cả nam và nữ, nhưng phần đông là nữ giới và người cao tuổi. Thống kê của các nghiên cứu dịch tễ học thế giới ghi nhận, khoảng 30-40% dân số trưởng thành mắc bệnh này. Tuy nhiên ở Việt Nam, bệnh giãn tinh mạch chân vẫn chưa được lưu ý đúng mức, có đến 70% số người mắc căn bệnh này không biết mình bị bệnh.

2. Bị giãn tĩnh mạch chân phải làm sao?

Theo các chuyên gia xương khớp cho biết, suy giãn tĩnh mạch chân là sự suy giảm chức năng đưa máu về tim của hệ thống tĩnh mạch. Bệnh thường gặp ở người cao tuổi, phụ nữ mang thai nhiều lần, ít vận động, làm việc đứng hoặc ngồi lâu 1 chỗ, mang vác đồ nặng,...Các vấn đề này tạo điều kiện cho máu bị dồn xuống hai chân, làm tăng áp lực trong các tĩnh mạch ở chân và gây bệnh. Khi bạn cảm thấy chân mình nặng nề, đau bắp chuối, có cảm giác tê rần khó chịu hay phù mắt cá chân, xuất hiện các đường tĩnh mạch, mạch máu nổi phình trên bề mặt da thì bạn có thể đang bị suy giãn tĩnh mạch chân.

Suy giãn tĩnh mạch chân là căn bệnh không đe dọa đến tính mạng, nhưng không điều trị kịp thời có thể dẫn đến những biến chứng vô cùng nguy hiểm. Bệnh có thể phát triển nhanh chóng, hình thành cục máu đông trong lòng tĩnh mạch bị giãn, lan lên phổi, gây tắc động mạch phổi và dẫn đến tử vong. Vậy khi bị giãn tĩnh mạch chân phải làm sao? Điều đầu tiên bạn nên làm là đến các cơ sở y tế uy tín tham khám, để xác định rõ nguyên nhân gây nên bệnh và có hướng điều trị phù hợp. Bên cạnh đó, bạn cần thay đổi lối sống khoa học. Bổ sung chế độ ăn nhiều rau xanh, chất xơ kết hợp cùng các bài tập vận động nhẹ nhàng để cải thiện tình trạng bệnh.

Giãn tĩnh mạch chân nếu không điều trị sớm sẽ để lại những biến chứng nguy hiểm

Giãn tĩnh mạch chân nếu không điều trị sớm sẽ để lại những biến chứng nguy hiểm 

3. Giãn tĩnh mạch chân có nên đi bộ không?

Đi bộ là một trong các hình thức vận động đơn giản, giúp nâng cao sức khỏe cho cơ thể. Tuy nhiên, các bệnh nhân giãn tĩnh mạch thường lo sợ đi bộ quá nhiều sẽ khiến cho tình trạng bệnh trở nên trầm trọng hơn. Vậy giãn tĩnh mạch chân có nên đi bộ không?

Nhiều người bị suy giãn tĩnh mạch bỏ thói quen đi bộ, thậm chí là ít vận động vì họ sợ tình trạng bệnh nặng thêm. Trên thực tế, đi bộ rất tốt cho việc điều trị bệnh giãn tĩnh mạch chân. Theo bác sĩ Lê Thanh Phong của Bệnh Viện Đại Học Y Dược TP.HCM suy tĩnh mạch chi dưới rất thường gặp. Đây là một bệnh mạn tính ảnh hưởng đáng kể đến chất lượng cuộc sống bệnh nhân. Để điều trị hiệu quả cần phải phối hợp nhiều biện pháp trong đó việc thay đổi lối sống là việc có vai trò nền tảng.

Sự co cơ khi đi bộ sẽ giúp bơm tĩnh mạch hoạt động hiệu quả. Lực ép của cơ vào hệ tĩnh mạch khi đang vận động tích cực cao hơn rất nhiều so với lúc đứng yên. Từ đó giúp máu được đẩy mạnh về tim, làm giảm tình trạng ứ đọng cũng như áp lực trong hệ tĩnh mạch nông. Hầu hết bệnh nhân suy giãn tĩnh mạch đều cho biết cảm thấy dễ chịu hơn sau một thời gian đi bộ và thay đổi lối sống khoa học. Bên cạnh điều trị giãn tĩnh mạch bằng thuốc kết hợp với đi bộ, bạn có thể sử dụng thêm kém giãn tĩnh mạch và vớ y khoa để hỗ trợ quá trình điều trị bệnh diễn ra nhanh chóng hơn.

Người bị giãn tĩnh mạch chân nên đi bộ mỗi ngày từ 15-30 phút

Người bị giãn tĩnh mạch chân nên đi bộ mỗi ngày từ 15-30 phút 

4. Cách chữa giãn tĩnh mạch chân bằng đông y

Theo các nghiên cứu trên thế giới có khoảng 30-40% người trưởng thành mắc bệnh giãn tĩnh mạch chân. Căn bệnh này nếu không được phát hiện và điều trị sớm sẽ rất khó chữa, thậm chí gây nên những biến chứng nặng nề. Nếu bạn đang gánh chịu những cơn đau nhức do căn bệnh suy giãn tĩnh mạch, thì hãy tham khảo cách chữa giãn tĩnh mạch chân bằng đông y ngay sau đây để lấy lại cuộc sống khỏe mạnh và dẻo dai.

Dấm táo chữa giãn tĩnh mạch chân

Bạn có thể tìm mua dấm táo ở những địa điểm uy tín hoặc tự làm dấm tại nhà bằng táo đỏ, táo mèo và bảo quản trong lọ thủy tinh. Bạn dùng bông sạch thấm vào dấm táo sau đó thoa lên vùng bị giãn tĩnh mạch và chà xát nhẹ nhàng. Kiên trì thực hiện đều đặn mỗi ngày 2 lần trong vòng 2 tháng bạn sẽ thấy tình trạng bệnh được thuyên giảm rõ rệt. Ngoài ra, bạn cũng có thể uống dấm táo để chữa bệnh suy giãn tĩnh mạch bằng cách pha loãng với ấm. Ngày uống 02 lần tình trạng bệnh sẽ có những chuyển biến tốt.

Điều trị giãn tĩnh mạch bằng ớt sừng

Theo Đông y ớt có vị cay, nóng nên có tác dụng khoan trung, tán hàn, kiện tỳ, tiêu thực, chỉ thống. Dưỡng chất Capsaiscin có trong ớt sừng kích thích lưu thông máu cục bộ, làm tan máu bầm, giúp giảm đau cực kì hiệu quả. Bạn lưu ý một điều là capsaicin chỉ có trong ớt chín.

Để điều trị giãn tĩnh mạch chân bằng ớt sừng, bạn chỉ cần pha 1 muỗng bột ớt sừng và một ly nước ấm, sau đó khuấy đều và uống. Người bệnh nên uống hỗn hợp này ngày 3 lần và uống liên tục trong khoảng 2 tháng để đạt được hiệu quả chữa bệnh tốt nhất. Ớt tuy có nhiều tác dụng nhưng chỉ nên sử dụng với một lượng vừa đủ tránh có hại cho sức khỏe. Các chất cay nóng trong ớt sẽ kích thích niêm mạc dạ dày, gây đau bụng, đi ngoài và chảy máu nếu bị trĩ.

Sử dụng dầu oliu chữa giãn tĩnh mạch chân

Một trong các cách chữa giãn tĩnh mạch chân bằng đông y không thể bỏ qua đó là sử dụng dầu oliu. Hầu hết mọi người đều biết dầu oliu rất tốt cho sức khỏe, làm đẹp da và tăng cường tuần hoàn máu hiệu quả. Người bị giãn tĩnh mạch chân chỉ cần sử dụng dầu oliu bôi vào vùng da bị giãn tĩnh mạch sau đó xoa bóp nhẹ nhàng. Việc này giúp tăng cường lưu thông máu, từ đó làm giảm đau và sưng viêm do căn bệnh giãn tĩnh mạch gây ra. Thực hiện đều đặn ngày 2 lần trong vòng 2 tháng tình trạng bệnh sẽ được cải thiện theo chiều hướng tích cực.

Điều trị giãn tĩnh mạch chân bằng tỏi 

Tỏi là loại gia vị vô cùng quen thuộc đối với mọi gia đình. Tỏi rất tốt cho sức khỏe, giúp tăng cường hệ miễn dịch, phòng ngừa ung thư, thúc đẩy tuần hoàn lưu thông máu hữu hiệu. Theo y học cổ truyền tỏi giúp loại bỏ các chất độc hại trong mạch máu, từ đó cải thiện lưu thông máu hiệu quả. Vì vậy, sử dụng tỏi có thể giúp điều trị và đẩy lùi căn bệnh giãn tĩnh mạch.

Tỏi thúc đẩy tuần hoàn lưu thông máu, hỗ trợ điều trị giãn tĩnh mạch hiệu quả

Tỏi thúc đẩy tuần hoàn lưu thông máu, hỗ trợ điều trị giãn tĩnh mạch hiệu quả

Điều trị giãn tĩnh mạch bằng tỏi rất đơn giản người bệnh chỉ cần thái mỏng khoảng 5 tép tỏi, đặt chúng vào một chai thủy tinh sạch. Sau đó vắt thêm 1- 2 quả cam lấy nước và đổ vào chai kết hợp thêm 2 muỗng canh dầu ô liu, trộn đều và để yên hỗn hợp này trong 12 giờ sử dụng để bôi lên vùng da đang bị giãn tĩnh mạch.

Cúc vạn thọ giúp cải thiện bệnh giãn tĩnh mạch

Trong hoa cúc vạn thọ giàu chất flavonoid và vitamin C giúp tuần hoàn lưu thông máu hiệu quả. Vì vậy, cúc vạn thọ được xem là loại thảo dược giúp hỗ trợ điều trị căn bệnh giãn tĩnh mạch. Cách thực hiện bài thuốc này cũng đơn giản, bạn đem hoa cúc vạn thọ đi đun sôi với nước, sau đó lấy tấm vải thấm nước đặt vào chỗ sưng khoảng 5 phút, nên thực hiện thường xuyên để có hiệu quả. Ngoài ra, bạn có thể uống thêm trà hoa cúc tươi để cải thiện tình hình.

Thông qua bài viết này hy vọng mọi người đã nắm bắt được thông tin về căn bệnh suy giãn tĩnh mạch chân cũng như hướng điều trị phù hợp. Suy giãn tĩnh mạch chân là căn bệnh xuất hiện thầm lặng, âm ỉ, nếu để lâu có thể dẫn đến cắt bỏ chi, thậm chí là tử vong. Bệnh nhân suy giãn tĩnh mạch chân nên duy trì thói quen đi bộ từ 15-30 phút mỗi ngày, đồng thời thay đổi lối sống khoa học để đẩy lùi căn bệnh này.  


Bài viết liên quan

Công Ty TNHH Thương Mại Vinacost | Địa chỉ: 477/5 Nguyễn văn công, phường 3, Quận Gò Vấp, Tp HCM | MST/ĐKKD/QĐTL: 0313148741

© Bản quyền thuộc về Chosithuoc.com 

Hiệu quả của sản phẩm có thể thay đổi tùy theo cơ địa của mỗi người.
Sản phầm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.
Công ty TNHH TM Y TẾ XANH chỉ phân phối thuốc cho các nhà thuốc theo hợp đồng, chúng tôi không trực tiếp bán hàng cho các cá nhân. Quý khách hàng liên hệ với các nhà thuốc để được hướng dẫn và tư vấn chi tiết. Việc sử dụng thuốc và chữa bệnh phải tuyệt đối tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa.

0909 54 6070

Back to top