{SLIDE}

Tăng cholesterol máu cảnh báo mắc các bệnh gì: Bác sĩ BV Bạch Mai chỉ ra những căn bệnh quen thuộc, nhưng rất nguy hiểm cho sức khỏe

Thứ năm, 18/02/2021 - 08:32 AM

Cholesterol là một chất sáp tìm thấy trong các chất béo (lipid) trong máu. Cơ thể cần cholesterol để tiếp tục xây dựng các tế bào khỏe mạnh. Nhưng cholesterol trong máu cao sẽ thúc đẩy quá trình xơ vữa động mạch. Các nhà khoa học cảnh báo, mức độ cholesterol trong máu tăng lên có thể là kết quả của một bệnh lý tiềm ẩn, dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm đến tính mạng như đột quỵ, nhồi máu cơ tim, đau thắt ngực, bệnh mạch máu ngoại biên, tăng huyết áp

Theo bài chia sẻ trên Mạng xã hội Lotus của Thạc sĩ, bác sĩ Nguyễn Tiến Đồng, Trung tâm ung bướu và y học hạt nhân, bệnh viện Bạch Mai, các triệu chứng của tăng Cholesterol máu liên quan đến một số bệnh lý sau:

Bệnh động mạch vành


Các triệu chứng của bệnh mạch vành có thể khác nhau ở mỗi người. Tuy nhiên đáng nói là bệnh tim mạch vẫn là kẻ giết người số một tại Hoa Kỳ. Các triệu chứng phổ biến nhất bao gồm:

Đau thắt ngực, đau ngực

Buồn nôn

Mệt mỏi

Khó thở

Đau ở cổ, hàm, bụng trên hoặc sau lưng

Tê hoặc lạnh ở tứ chi

Các triệu chứng nặng hơn có thể là các biểu hiện của nhồi máu cơ tim như:

Tức ngực, ép, đau ở ngực hoặc cánh tay

Khó thở

Lo lắng, hốt hoảng.

Chóng mặt

Buồn nôn

Mệt mỏi quá mức

Đột quỵ

Tăng cholesterol máu cảnh báo mắc các bệnh gì: Bác sĩ BV Bạch Mai chỉ ra những căn bệnh quen thuộc, nhưng rất nguy hiểm cho sức khỏe
Sự tích tụ của mảng xơ vữa tại các mạch máu trong não gây ra bởi cholesterol máu cao có thể gây ra đột quỵ. Đây là những triệu chứng thường gặp khi bạn bị mắc đột quỵ.

Đột quỵ có thể xảy ra ở bất cứ thời điểm nào dù là đang làm việc gắng sức hay nghỉ ngơi. Bệnh nhân đột quỵ cần được cấp cứu càng sớm càng tốt để đảm bào "thời gian vàng" nhằm giảm thiểu những nguy hiểm cận kề có thể xảy ra.

Đột quỵ là một tình trạng cấp cứu. Điều quan trọng là phải hành động nhanh chóng và tìm kiếm hỗ trợ y tế ngay lập tức. "Thời gian là não, não là sự sống". Những triệu chứng của đột quỵ có thể gặp gồm:

Mất thăng bằng và phối hợp động tác xảy ra đột ngột

Chóng mặt đột ngột

Méo mặt, mặt không đối xứng

Đột ngột yếu, liệt 1 bên cơ thể

Lũ lẫn

Nói lảm nhảm

Tê ở mặt, cánh tay hoặc chân, đặc biệt là ở một bên của cơ thể

Mắt nhắm không kín

Đau đầu dữ dội đột ngột

Bệnh động mạch ngoại biên


Bệnh động mạch ngoại biên (PAD) có thể xảy ra khi mảng xơ vữa tích tụ trong các thành của động mạch ngoại biên. Điều này sẽ ngăn chặn dòng chảy của máu trong các động mạch cung cấp máu cho thận, cánh tay, dạ dày, chân, và bàn chân.

Các triệu chứng của PAD sớm có thể bao gồm:

Chuột rút

Mệt mỏi

Đau ở chân trong khi hoạt động hoặc tập thể dục và giảm khi nghỉ ngơi, được gọi là đau cách hồi.

Tê buồn ở chân và bàn chân

Khi PAD tiến triển, các triệu chứng xảy ra thường xuyên hơn và thậm chí xảy ra khi bạn đang nghỉ ngơi. Các triệu chứng sau này có thể xảy ra do lưu lượng máu giảm bao gồm:

Mầu da nhợt nhạt trên da chân và bàn chân

Các tổn thương hoại tử, loét ở đầu chi

Loét ở chân và bàn chân không lành hoặc lành rất chậm

Đau chân không biến mất khi nghỉ ngơi

Chuột rút chân

Giảm nhiệt độ của cẳng chân hoặc bàn chân của bệnh nhân, so với chân còn lại.

Những người bị PAD có nguy cơ cao bị đau thắt ngực, nhồi máu cơ tim, đột quỵ hoặc cắt cụt chi rất cao.

Làm cách nào để nhận biết cholesterol cao?
Tăng cholesterol máu cảnh báo mắc các bệnh gì: Bác sĩ BV Bạch Mai chỉ ra những căn bệnh quen thuộc, nhưng rất nguy hiểm cho sức khỏe

 Cholesterol cao rất dễ dàng để chẩn đoán với một xét nghiệm máu. Để xét nghiệm máu được chính xác bạn không ăn hoặc uống bất cứ thứ gì trong ít nhất 12 giờ trước khi kiểm tra.

Một kết quả được đánh giá tùy thuộc vào tuổi, giới, chủng tộc, giá trị của người Việt Nam trưởng thành.

Cholesterol LDL: dưới 130 mg/dL

Cholesterol HDL: trên 50 mg/dL

Cholesterol toàn phần: ít hơn 200 mg/dL

Cholesterol toàn phần được gọi là cao trên 240mg/dL. Cholesterol LDL của bạn thường được coi là "cao" nếu nó trên 160 mg/dL. Cholesterol HDL của bạn thường được coi là "thấp" nếu nó dưới 40 mg/dL.

Cần theo dõi cholesterol như thế nào?


Bác sĩ Đồng dẫn chứng, Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ khuyên bạn nên kiểm tra cholesterol máu của mình mỗi 4 đến 6 năm nếu bạn là một người lớn khỏe mạnh trên 20 tuổi. Bạn có thể cần phải kiểm tra cholesterol thường xuyên hơn nếu bạn có nguy cơ tăng cholesterol cao. Bạn cũng có thể cần kiểm tra cholesterol thường xuyên hơn nếu bạn có tiền sử gia đình có vấn đề về cholesterol hoặc đau tim ở độ tuổi trẻ.

Trong giai đoạn đầu dù bạn có nồng độ cholesterol cao cũng không có triệu chứng, điều quan trọng là bạn phải lựa chọn lối sống lành mạnh chẳng hạn như: Ăn một chế độ ăn uống lành mạnh, duy trì một thói quen tập thể dục, và thường xuyên theo dõi mức cholesterol máu của bạn theo khuyến cáo của bác sĩ.


Bài viết liên quan

Công Ty TNHH Thương Mại Vinacost | Địa chỉ: 477/5 Nguyễn văn công, phường 3, Quận Gò Vấp, Tp HCM | MST/ĐKKD/QĐTL: 0313148741

© Bản quyền thuộc về Chosithuoc.com 

Hiệu quả của sản phẩm có thể thay đổi tùy theo cơ địa của mỗi người.
Sản phầm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.
Công ty TNHH TM Y TẾ XANH chỉ phân phối thuốc cho các nhà thuốc theo hợp đồng, chúng tôi không trực tiếp bán hàng cho các cá nhân. Quý khách hàng liên hệ với các nhà thuốc để được hướng dẫn và tư vấn chi tiết. Việc sử dụng thuốc và chữa bệnh phải tuyệt đối tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa.

0909 54 6070

Back to top